Vì sao trong bữa ăn nên có thêm một chút dưa muối, sữa chua-

Chia sẻ tại chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tiêu hóa Thế giới diễn ra sáng 29/5 tại Hà Nội do Viện Dinh dưỡng phối hợp với Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức, PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, cho biết, tiêu hóa là quá trình các chất dinh dưỡng trong thực phẩm được tiêu hóa và hấp thu để cơ thể sử dụng.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp hấp thu sử dụng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Ngược lại, nếu sức khỏe một trong các bộ phận của hệ tiêu hóa bị tổn hại, nó sẽ gây suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng các cơ quan, thậm chí dẫn đến những hậu quả lớn về sức khỏe.

Ví dụ, tiêu chảy dẫn đến mất kẽm quá mức và ngược lại, thiếu dinh dưỡng làm suy giảm chức năng hệ tiêu hóa. Thiếu kẽm góp phần gây ra bệnh tiêu chảy kéo dài, bổ sung kẽm làm tăng tốc độ tái tạo niêm mạc, tăng cường khả năng miễn dịch tế bào và mức độ bài tiết kháng thể cao hơn.

“Miễn dịch đường ruột cùng với sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột đang ngày càng được khẳng định có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề sức khỏe mạn tính như hội chứng ruột co thắt, béo phì, đái tháo đường túyp 2, bệnh tim mạch, ung thư…”, TS Dương nhấn mạnh.

Vì thế, theo ông, để có đường ruột khỏe mạnh, vai trò của chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Dinh dưỡng đúng và đủ giúp chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch, giúp phòng tránh bệnh tật.

“Một trong những cách tốt nhất để tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột là ăn nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, tăng cường chất xơ và bổ sung thực phẩm hỗ trợ sức khỏe đường ruột như thực phẩm giàu prebiotic, các thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải bắp, kim chi…”, TS Dương nói.

Làm gì để có hệ tiêu hóa khỏe?

Dưa cà muối là thực phẩm được lên men bởi các vi sinh vật trong môi trường muối. Qua quá trình lên men, các vi sinh vật có hại bị ức chế, giúp rau cải/cà được bảo quản lâu hơn.

Đồng thời, các thành phần dinh dưỡng trong rau/cà được biến đổi tạo hương vị thơm ngon, hấp dẫn hơn, giảm thiểu các chất dinh dưỡng khó tiêu hoặc có hại với cơ thể như solanin (trong cà xanh). Đồng thời, dưa cà muối chứa các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng, cho biết thêm, trước kia các bệnh đường tiêu hóa thường do nhiễm trùng là nhiều thì nay các bệnh không nhiễm trùng liên quan đến các yếu tố thần kinh, dịch cơ thể ngày càng gia tăng.

“Để bụng khỏe thì đầu tiên chúng ta phải giảm bớt áp lực công việc. Thứ hai, dù cuộc sống có bận rộn thì vẫn phải chế biến bữa ăn cho lành mạnh, tránh ăn thức ăn ngoài, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn.

Đây là nguồn cơn gây nên các rối loạn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hấp thụ, đầy hơi, chướngbụng…, lâu dài nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóaFrom: web game casino. Đấy là chúng ta chưa tính đến vấn đề an toàn thực phẩm”, TS Hưng nói.

Theo chuyên gia, chúng ta nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hằng ngày, lựa chọn thực phẩm theo đúng khuyến nghị, ăn đủ, ăn đa dạng, không ăn thừa năng lượng. Bên cạnh đó, có thể chế biến dưa muối, cà muối, kim chi…, ăn thêm sữa chua, những thực phẩm lên men này giúp chúng ta có thêm môi trường để ổn định hệ vi khuẩn đường tiêu hóa.

“Một điều cần lưu ý, cái gì dù tốt mà quá thì cũng thành không tốt. Ví dụ, không phải cứ là sữa chua là ăn thoải mái mà phải ăn theo khuyến nghị độ tuổi, ăn loại nào có đường hay không đường…”, TS Hưng nói.From: web game casino